Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 căn bệnh thường gặp ở phụ nữ hay bị bỏ quên

Dưới đây là 7 bệnh thường gặp ở phụ nữ; các triệu chứng điển hình của chúng và các quy trình chẩn đoán cần thiết và điều trị hiệu quả.

7 căn bệnh thường gặp ở phụ nữ hay bị bỏ quên

1. Bệnh buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một rối loạn nội tiết tố, do mức độ androgen (hormon nam). Nhiều u này phát triển trong buồng trứng do sự mất cân bằng nội tiết tố, PCOS ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và sinh sản của phụ nữ.

Triệu chứng bao gồm:

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Mọc lông quá mức ở mặt, ngực, lưng và chân
  • Mụn
  • Vô sinh
  • Tóc thưa (rụng tóc)
  • Tăng cân nhanh chóng không giải thích được và khó khăn khi giảm cân

Hội chứng buồng trứng đa nang được chẩn đoán bằng siêu âm và xét nghiệm, kiểm tra khung chậu, kiểm tra lượng đường và hormone trong máu.

2. Đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa được đặc trưng bởi cơn đau không rõ nguyên nhân lan rộng khắp cơ thể. Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ độ tuổi từ 20-50 tuổi.

Triệu chứng bao gồm:

  • Nhạy cảm bất thường ở các vùng khác nhau của cơ thể
  • Cơn đau không giải thích được lan khắp cơ thể
  • Mệt mỏi
  • Rối loạn giấc ngủ và trầm cảm

Thật không may, cho đến nay không có xét nghiệm hoặc nghiên cứu có thể chẩn đoán xác định bệnh đau xơ cơ hóa. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể dựa trên bệnh sử và triệu chứng bệnh của bệnh nhân, kiểm tra vị trí của các cơn đau và tiến hành một số thủ thuật khác để loại trừ các bệnh thần kinh khác.

3. Hội chứng mệt mỏi mãn tính

Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS) nghe như là tưởng tượng nhưng bây giờ được công nhận là một vấn đề sức khỏe. Phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn nam giới 4 lần, và nó phổ biến ở phụ nữ tuổi từ 40-50. Một số nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa hội chứng này với một loạt các bệnh nhiễm trùng do virus, sự mất cân bằng nội tiết tố và stress. Theo các chuyên gia, chỉ có 20% số trường hợp hội chứng mệt mỏi mãn tính được phát hiện.

Triệu chứng bao gồm:

  • Mệt mỏi nghiêm trọng sau khi hoạt động thể chất hoặc trí não, mà không cải thiện khi đã nghỉ ngơi
  • Chức năng suy yếu trong cuộc sống hàng ngày, cả trong công việc và ở nhà
  • Trí nhớ và sự tập trung bị suy giảm
  • Đau cơ không rõ nguyên nhân

Thật không may, cho đến nay không có xét nghiệm hoặc nghiên cứu để chẩn đoán hội chứng mệt mỏi mãn tính. Một bệnh nhân bị mệt mỏi mãn tính không thể chữa khỏi trong hơn 6 tháng cùng với việc xuất hiện các triệu chứng được liệt kê ở trên sẽ được chẩn đoán mắc CFS. Các bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử và triệu chứng bệnh của bệnh nhân, giới thiệu cho họ các quy trình để loại trừ các rối loạn khác (ví dụ: rối loạn chức năng tuyến giáp, trầm cảm, bạch cầu đơn nhân, vv).

4. Lupus

Lupus là một bệnh tự miễn mà khi bị bệnh, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công da, khớp, phổi, thận, hệ thần kinh và mạch máu. Có bốn loại lupus, phổ biến nhất trong số đó là lupus ban đỏ hệ thống (SLE) - ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng. Theo thống kê 90% các trường hợp bệnh lupus ban đỏ là phụ nữ, thường ở độ tuổi 15-45. 

Triệu chứng Lupus bao gồm:

  • Mệt mỏi nặng
  • Tăng nhiệt độ cơ thể
  • Các khớp bị cứng và đau
  • Tức ngực
  • Rối loạn trí nhớ
  • Những vết thương và phát ban da (trên mũi và má)
  • Sự đột ngột xấu đi của các triệu chứng, mà đúng ra nó nên tốt hơn

Lupus ban đỏ hệ thống được chẩn đoán bằng cách đánh giá sự hiện diện của ít nhất bốn trong số các triệu chứng sau đây: Phát ban trên mặt hoặc trên cơ thể sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, loét miệng không đau, bệnh thận, sưng màng trong tim hoặc phổi và số lượng của tế bào tiểu cầu hoặc các tế bào hồng cầu dưới mức bình thường.

5. Đa xơ cứng

Đa xơ cứng (MS) - một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công bao myelin của tế bào thần kinh, làm gián đoạn việc truyền tín hiệu thần kinh, phá hủy các dây thần kinh tự chủ. Bệnh phát triển ở những người 20-40 tuổi và thường gặp ở những phụ nữ phổ biến hơn 3 lần so với nam giới. Rất khó để có thể xác định thời điểm bệnh khởi phát cũng như thời điểm bệnh sẽ thuyên giảm và biến mất

Triệu chứng bao gồm:

  • Tê hoặc yếu tay chân
  • Mờ mắt hoặc nhìn đôi
  • Cơn đau âm ỉ hoặc ngứa ran
  • Mệt mỏi, thiếu tập trung
  • Thiếu sự phối hợp hoặc vụng về

Trong vài năm qua, quá trình chẩn đoán MS đã được cải thiện đáng kể. Chẩn đoán phân biệt sẽ loại bỏ sự hiện diện của các bệnh truyền nhiễm và các bệnh do nhiễm virus có các triệu chứng tương tự, nhưng các xét nghiệm về não bộ (MRI, xạ hình) giúp chẩn đoán xác định.

6. Viêm khớp dạng thấp

Trong bệnh viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch tấn công màng của sụn khớp, dẫn đến sưng, đau, và tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, sẽ bị biến dạng khớp bàn tay, ngón tay, xương chậu, đầu gối và bàn chân. Viêm khớp dạng thấp phát triển trong độ tuổi từ 40-60 được tìm thấy ở phụ nữ nhiều hơn 3 lần so với nam giới.

Triệu chứng bao gồm:

  • Đau và khó khăn thực hiện công việc đơn giản hàng ngày (mở nắp chai, buộc dây giày...)
  • Triệu chứng đối xứng - khớp bị ảnh hưởng ở cả 2 bên cơ thể
  • Cứng khớp đặc biệt là sau khi ngủ
  • Nhạy cảm khi chạm vào khớp
  • Mệt mỏi
  • Tăng nhiệt độ cơ thể

Thật không may, viêm khớp dạng thấp khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu vì các triệu chứng tương tự như các loại viêm khớp khác. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào phân tích trong phòng thí nghiệm, hàm lượng protein và tốc độ lắng hồng cầu C-reactive. Hình ảnh X-quang của các khớp cũng có thể hỗ trợ chẩn đoán.

7. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) - một bệnh mãn tính gây ra đau bụng. Đầy hơi, tiêu chảy và táo bón cũng là đặc trưng của bệnh. Theo thống kê, khoảng 20% ​​dân số bị bệnh này, nhưng nó xảy ra ở phụ nữ gấp đôi so với nam giới.

Triệu chứng bao gồm:

  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Đau quặn bụng
  • Phản ứng đau sau khi tiêu thụ các sản phẩm sữa và chất béo

Để chẩn đoán hội chứng ruột kích thích, các triệu chứng phải kéo dài ít nhất 12 tuần liên tiếp trong năm. Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán phân biệt và các thủ thuật chẩn đoán như nội soi dạ dày và nội soi đại tràng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lợi ích của việc là phụ nữ

CTV Hà My - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Herzliya medical center
Bình luận
Tin mới
Xem thêm