Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 cách làm vết thương mau lành hơn

Vết thương là một chấn thương làm đứt hoặc rách da. Mặc dù hầu hết các vết thương đều lành tự nhiên theo thời gian, nhưng có một số cách để thúc đẩy quá trình lành này diễn ra nhanh hơn.

Vết thương khiến các mô bên trong cơ thể tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Các vết cắt, cú đánh hoặc các tác động khác là những nguyên nhân phổ biến. Một người có thể điều trị vết thương nhỏ tại nhà. Tuy nhiên, họ nên tìm sự trợ giúp y tế nếu bị chấn thương nặng hơn liên quan đến gãy xương hoặc chảy máu quá nhiều. Bài viết này phân tích 6 cách mà mọi người có thể cố gắng làm cho vết thương của họ mau lành hơn và khi nào nên đến gặp bác sĩ.

  1. Dùng thuốc mỡ kháng khuẩn

Một người có thể điều trị vết thương bằng một số loại thuốc mỡ kháng khuẩn không kê đơn, có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Chúng cũng có thể giúp vết thương nhanh lành hơn. Một đánh giá về 27 nghiên cứu trên mô hình động vật cho thấy phương pháp điều trị kháng khuẩn đóng một vai trò tích cực trong việc giúp vết thương mau lành hơn.

  1. Sử dụng nha đam/lô hội

Nha đam là một loại cây thuộc họ xương rồng. Chúng có chứa glucomannan, một chất giúp tái tạo tế bào và khiến cơ thể sản xuất collagen. Chất này là một loại protein giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Một đánh giá có hệ thống năm 2019 nói rằng lô hội và các hợp chất của nó có thể cải thiện quá trình chữa lành vết thương. Bằng chứng tổng thể cho thấy nó có thể có hiệu quả trong việc chữa lành vết thương của bỏng độ một và độ hai. Đánh giá cũng chỉ ra rằng lô hội có thể giúp giữ độ ẩm và tính toàn vẹn của da đồng thời làm dịu viêm và ngăn ngừa loét. Một người có thể thoa một lớp mỏng gel lô hội lên vùng vết thương. Họ cũng có thể băng vết thương bằng băng tẩm gel lô hội để giúp vết thương mau lành.

  1. Sử dụng mật ong

Mật ong có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm. Người ta đã sử dụng chất này trong các công thức chữa lành vết thương truyền thống từ rất lâu. Một đánh giá năm 2016 nói rằng nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy mật ong cải thiện đáng kể tỷ lệ chữa lành vết thương ở động vật. Nó cũng làm giảm sự hình thành sẹo và ức chế sự phát triển của vi khuẩn ở các vết thương và vết bỏng cấp tính.

  1. Dùng bột nghệ hoặc kem từ nghệ

Củ nghệ là một loại gia vị có nguồn gốc từ cây cùng tên. Nó chứa curcumin, có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm. Một đánh giá năm 2016 cho thấy rằng nghệ có thể có hiệu quả trong việc giúp vết thương nhanh lành hơn. Nó cũng cho thấy rằng curcumin tăng tốc độ phục hồi vết thương. Một đánh giá năm 2019 cũng cho thấy chất curcumin trong nghệ có thể tăng sản xuất collagen tại vết thương. Curcumin cũng thúc đẩy sự biệt hóa của nguyên bào sợi, bắt đầu quá trình chữa bệnh và giúp vết thương nhanh lành hơn. Một người có thể trộn bột nghệ với nước ấm để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó, họ có thể bôi hỗn hợp lên vết thương để trong một thời gian 15-20 phút.

Nếu vết thương hở, bạn cần sử dụng các sản phẩm từ nghệ tinh chế đảm bảo sạch và an toàn, được Bộ Y tế cấp phép.

  1. Sử dụng tỏi

Tỏi có chứa hợp chất allicin, có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Theo một đánh giá năm 2020, một số thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh hiệu quả của tỏi trong việc điều trị vết thương. Trong các nghiên cứu tiền lâm sàng, chiết xuất tỏi già cho thấy khả năng chữa lành vết thương tùy thuộc vào liều lượng. Một nghiên cứu năm 2018 đã xem xét việc sử dụng tỏi để điều trị vết thương trên chuột. Nghiên cứu này sử dụng một loại thuốc mỡ chứa 30% tỏi thúc đẩy các nguyên bào sợi tăng sinh nhiều hơn khi so sánh với dầu hỏa. Nguyên bào sợi là một phần không thể thiếu trong quá trình sửa chữa mô, do đó, việc sử dụng tỏi có tác dụng tích cực và giúp vết thương nhanh lành hơn.

  1. Bôi dầu dừa

Dầu dừa có chứa chất monolaurin, một loại axit béo có đặc tính kháng khuẩn. Các axit béo có trong dầu thực vật được cho là đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp vết thương mau lành. Một người có thể sử dụng dầu dừa trên vết thương để giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng. Theo một nghiên cứu năm 2010, dầu dừa nguyên chất có thể giúp vết thương trên chuột mau lành hơn. Một người có thể sử dụng chất này trên vết thương như một rào cản để giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng.

Các vết thương hở nhỏ có thể không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, mọi người nên rửa sạch vết thương và băng vết thương bằng băng sạch. Vết thương không sạch có thể gây nhiễm trùng do vi khuẩn. Một khi vết thương sạch sẽ, có một số kỹ thuật để đẩy nhanh quá trình chữa lành. Chúng bao gồm việc sử dụng thuốc mỡ kháng khuẩn, nghệ, lô hội, tỏi và dầu dừa. Một người nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu vết thương của họ lớn. Bác sĩ có thể dùng chỉ khâu để đóng vết thương và đảm bảo vết thương sạch sẽ và không bị nhiễm trùng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những dấu hiệu cho thấy vết thương của bạn đã bị nhiễm trùng 

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm