Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 tình huống bạn cần phải đến phòng cấp cứu ngay lập tức!

Có thể đó là khi bạn có một cơn đau kỳ là ở quai hàm hoặc khi bạn bị đau rát đầu, hay cũng có khi đơn giản chỉ là bạn cảm thấy không khỏe. Khi bất cứ vấn đề nào xảy ra với cơ thể của bạn, bạn không thể biết được đó chỉ là vấn đề thông thường, cần đi khám hay là một vấn đề nghiêm trọng cần được cấp cứu.

Nhiều người còn nghĩ rằng, họ còn đủ trẻ, đủ khỏe mạnh do vậy, không có lý do gì khiến họ phải đi cấp cứu cả. Nhưng, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, từ một chấn động, viêm ruột thừa hay thậm chí là cơn đột quỵ, cũng có thể xảy ra với bất kỳ người khỏe mạnh nào, ở bất cứ độ tuổi nào. Dưới đây là 5 tình huống bạn cần phải được đưa đến phòng cấp cứu ngay lập tức.

Bạn cảm thấy đau âm ỷ ở ngực và thường bị hụt hơi, khó thở

Vấn đề có thể xảy ra: Một cơn nhồi máu cơ tim

Tất cả mọi người đều biết rằng, một cơn đau ngực khiến bạn có cảm giác như ngực mình bị nghiền nát chính là dấu hiệu điển hình của một cơn nhồi máu cơ tim. Nhưng đó không phải là dấu hiệu duy nhất. Các dấu hiệu của cơn nhồi máu cơ tim ở phụ nữ có thể sẽ tinh tế và khó phát hiện hơn. Hậu quả là, những phụ nữ trẻ đôi khi sẽ bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo sớm của cơn nhồi máu cơ tim, thậm chí còn nhầm lẫn cơn đau do nhồi máu cơ tim với tình trạng khó tiêu hoặc trào ngược axit. Để tránh việc nhầm lẫn và bỏ qua giai đoạn can thiệp kịp thời, bạn nên thận trọng và theo dõi các dấu hiệu sau: tăng áp lực ở vùng ngực khiến bạn khó chịu (vị trí khó chịu không hẳn là nằm chính giữa ngực, đây là dấu hiệu điển hình nhưng không phải ai cũng có dấu hiệu này), hoặc các triệu chứng khác, không liên quan đến đau ngực như khó chịu ở một hoặc cả 2 bên cánh tay, buồn nôn, chóng mặt. Đây là những dấu hiệu cảnh báo sớm cơn nhồi máu cơ tim thường gặp ở nữ giới, theo như kết quả của một nghiên cứu đăng trên tạp chí JAMA Internal Medicine. Vã mồ hôi lạnh, khó thở, đau lưng, cổ, vai hoặc hàm cũng có thể là triệu chứng sớm của nhồi máu cơ tim.

Nên làm gì: Bất cứ khi nào bạn nghi ngờ cơn nhồi máu có tim, hãy đến phòng cấp cứu của cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi xe cấp cứu. Khi xe cấp cứu đến, bạn có thể sẽ được tiến hành đo điện tâm đồ và sử dụng aspirin hoặc các biện pháp điều trị khác trên đường đến bệnh viện. Bạn không nên đi khám như thông thường tại các phòng khám trong trường hợp này bởi các bác sỹ tại phòng khám thông thường sẽ không thể tiến hành các xét nghiệm cần thiết để lượng giá tim của bạn được.

Bạn bị đau bụng nặng hơn so với bình thường

Vấn đề có thể xảy ra: Viêm ruột thừa hoặc u nang buồng trứng

Đau bụng có thể có rất nhiều nguyên nhân, từ việc ăn một loại đồ ăn lạ cho đến những bệnh mãn tính như viêm loét đại tràng, và điều này khiến cho bạn khó mà biết được khi nào đau bụng cần đi cấp cứu. Phức tạp hơn, không phải lúc nào cơn đau bụng do viêm ruột thừa cũng xảy ra ở vùng bụng dưới, bên phải. Bạn cũng có thể bị đau bụng quanh rốn, buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng hoặc cảm thấy bụng khó chịu khi di chuyển. Tất cả những dấu hieuẹ này đều cho thấy niêm mạc bụng của bạn bị kích thích và có thể là dấu hiệu của một vấn đề gì đó rất nghiêm trọng đang xảy ra. Cơn đau lúc đầu có thể sẽ âm ỉ nhưng càng về sau sẽ càng đau nhói và nghiêm trọng hơn, đau đến mức bạn chưa bao giờ bị đau như vậy. Một khối u nang buồng trứng lớn cũng có thể tạo ra cảm giác tương tự ở vùng bụng. Những dấu hiệu khác gợi ý u nang buồng trứng đó là: đau vùng chậu ở một hoặc cả hai bên, lan dần ra vùng thắt lưng hoặc đùi. Một khối u nang buồng trứng lớn sẽ làm tăng nguy cơ bị xoắn buồng trứng của bạn và làm ngăn chặn dòng máu chảy tới nuôi dưỡng buồng trứng. Khối u nang cũng có thể sẽ bị vỡ và gây xuất huyết trong.

Nên làm gì: Nếu bạn bất ngờ bị đau bụng và cơn đau ngày càng dữ dội hơn, nếu cơn đau khiến bạn không thể ngồi, đi lại, ăn uống được hay nếu cơn đau lan xuống vùng bụng dưới hoặc đi kèm với sốt, nôn mửa,  hãy đến phòng cấp cứu ngay.

Bạn có vết khâu tại vùng đầu

Vấn đề có thể xảy ra: Một chấn thương đầu, thậm chí là nghiêm trọng hơn.

Cho dù vết khâu đó là do bạn bị ngã và đụng đầu vào đâu đó hay do bạn bị một quả bóng bay vào đầu, thì bạn cũng không nên coi thường những chấn thương tại vùng đầu. Tùy thuộc vào triệu chứng cụ thể của bạn, bác sỹ có thể sẽ loại trừ các nguyên nhân hiếm gặp nhưng nghiêm trọng có thể xảy ra như chảu máu não. Các bác sỹ cũng sẽ nhận định xem bạn có bị chấn thương (concussion) tại đầu không. Nếu bạn bị mất ý thức, nôn mửa lặp đi lặp lại và đau đầu ngày càng dữ dội hơn, thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn cũng cần được lượng giá nếu bạn vừa bị va đập vào đầu để xem bạn có xuất hiện các dấu hiệu về thần kinh, như chóng mặt, ảnh hưởng đến thị lực hoặc khả năng giữ thăng bằng hay không, do dù cú va đập lớn hay nhỏ.

Nên làm gì: Nếu bạn vừa bị chấn thương vùng đầu, cho dù bạn vẫn cảm thấy ổn, thì bạn cũng nên đến phòng cấp cứu. Nếu bạn bị đau đầu dữ dội, đau cổ, có dịch hoặc máu chảy ra từ mũi hay nếu bạn cảm thấy lú lẫn hoặc buồn ngủ, bạn cũng nên được khám và đánh giá. Nếu bạn vừa bị va đập vào đầu và bị chóng mặt, mất thăng bằng, thì rất có thể bạn đã bị chấn thương đầu, nhưng trường hợp này không nhất thiết phải đi cấp cứu ngay lập tức. Bạn chỉ cần tới khám bác sỹ trong vòng 12 giờ sau khi chấn thương để được lượng giá đầy đủ.

Bạn có một vết cắt và máu chảy ra xối xả

Vần đề cần làm: Khâu vết thương

Những vết cắt kiều này có thể xảy ra bất cứ khi nào, ví dụ như khi bạn đang cắt cà chua làm salad chẳng hạn. Kể cả những vết cắt rất nhỏ cũng có thể khiến bạn chảy rất nhiều máu. Nếu không phải là bác sỹ, thì rất khó để bạn có thể biết được vết thương nào cần khâu và vết thương nào không. Những vết cắt sâu có thể để lại hậu quả là tổn thương thần kinh hoặc gân và tất nhiên, nếu máu chảy ra xối xả thì đó chắc chắn là một trường hợp cần đi cấp cứu. Khâu vết thương sẽ hạn chế tối đa tình trạng để lại sẹo và nhân viên phòng cấp cứu cũng sẽ giúp bạn rửa vết thương tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được tiêm phòng uốn ván nếu 5 năm trở lại đây bạn chưa tiêm vaccine loại này.

Nên làm gì: Tạo ra áp lực trực tiếp (ví dụ như dùng khăn ấn chặt) vào vết thương trong vòng 10 phút. Sau 10 phút nếu vết thường vẫn chảy máu, hoặc nếu vết thương sâu vào vùng cơ, xương, mỡ dưới da, hay nếu bạn đã mất cảm giác và mất cử động ở vùng bị thương, thì bạn nên tới phòng cấp cứu ngay lập tức. Bạn cũng nên được chăm sóc y tế nếu vết thương đã ngừng chảy máu, nhưng cạnh vết thương lởm chởm hoặc có lỗ hổng, nếu vết thương ở trên mặt hoặc nếu bạn không tự rửa vết thươgn được. Nếu bạn có một vết thương đã được rửa sạch, nhưng lại không cầm máu được vết thương, và bạn không biết là vết thương có cần phải khâu hay không thì bạn cũng có thể đến phòng cấp cứu, để tiết kiệm thời gian và không phải chờ đợi.

Bạn bị đau đầu dữ dội, đau nhất từ trước đến giờ.

Vấn đề có thể xảy ra: Đột quỵ hoặc phình và vỡ mạch máu.

Những người đã bị phình mạch trong não thường sẽ phàn nàn về những cơn đau đầu dữ dội, mà theo như họ tả đó là cơn đau dữ dội nhất mà họ đã từng trải qua. Cơn đau thường khởi phát rất bất ngờ và đó có thể là dấu hiệu cho thấy, bạn đã bị xuất huyết ở bên trong não. Bạn cũng sẽ không thể suy nghĩ một cách rõ ràng được, vụng về khi nói hoặc gặp phải các vấn đề về thị lực, nhai nuốt hoặc di chuyển. Những triệu chứng này có thể cho thấy bạn bị chảy máu ở trong não hoặc có thể bị tắc mạch não (hay còn gọi là đột quỵ do thiếu máu cục bộ).

Nên làm gì: Nếu bạn cảm thấy có bất cứ cơn đau đầu nào khác biệt (đau dữ dội hơn bình thường, đau đi kèm với chóng mặt, buồn nôn) thì bạn nên tới phòng cấp cứu ngay. Bạn càng được điều trị sớm bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu. Kể cả khi đó là dấu hiệu giả, thì bạn cũng không nên xấu hổ.

Chuẩn bị cho một trường hợp cấp cứu

Biết được bạn sẽ cần phải làm gì trong các trường hợp cấp cứu chính là nguyên tắc sống còn. Kế hoạch cấp cứu gồm có:

Gọi cấp cứu: Nếu bạn không thể di chuyển, bạn chảy máu dữ dội hoặc nếu bạn có những dấu hiệu của cơn nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, bạn sẽ cần gọi một xe cứu thương. Nhân viên y tế trên xe cứu thương có thể sẽ cung cấp cho bạn sự chăm sóc cần thiết trên đường đén bệnh viện và xác định được bệnh viên nào là tốt nhất cho bạn.

Nhờ ai đó đưa đi cấp cứu: Nếu bạn không có các dấu hiệu trên hoặc nếu bạn vẫn có thể di chuyển được, bạn có thể nhờ ai đó (một người bạn, gọi một chiếc taxi) để đưa bạn đến bệnh viện. Không nên tự điều khiển các phương tiên giao thông, nếu bạn nghi ngờ mình cần được cấp cứu. Nếu không nhờ được ai, bạn nên gọi xe cứu thương.

Đến bệnh viện gần nhất: Trong trường hợp bạn nhờ người hoặc tự bắt xe taxi đi cấp cứu, hãy ưu tiên các bệnh viện gần nhất. Tại đó, nếu không đủ điều kiện, các bác sỹ tại đây vẫn có khả năng giữ cho bạn ở trong tình trạng ổn định nhất có thể và sẽ giúp bạn chuyển sang viện khác, nếu cần.

Có một danh sách: Nếu bạn bất tỉnh và không phản ứng lại với các câu hỏi của nhân viên cấp cứu, họ có thể sẽ tìm và lấy ví của bạn để có được thông tin cần thiết. Do vậy, bạn nên có một danh sách các loại thuốc bạn đang dùng cùng với số điện thoại liên lạc của người thân, phòng trường hợp cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một ứng dụng trên điện thoại, để các thông tin cá nhân của bạn vẫn có thể hiện ra ở màn hình chờ điện thoại, trong trường hợp điện thoại của bạn có mật khẩu và nhân viên y tế chắc chắn, không thể mở điện thoại và lấy thông tin của bạn.

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam- Theo Health
Bình luận
Tin mới
Xem thêm