Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 bệnh dễ tử vong mà không phải bệnh tim hoặc ung thư

Đối với phụ nữ trung niên, ung thư và bệnh tim là nguyên nhân hàng đầu trong danh sách những nguyên nhân tử vong phổ biến nhất, theo thống kê của CDC. Phụ thuộc vào độ tuổi, hai bệnh này chiêm lần lượt chiếm 30 và 55% số ca tử vong. Vì vậy, bạn đã dúng khi lo lắng về những bệnh này. Nhưng có những nguyên nhân tử vong khác trong danh sách đã cướp đi sinh mạng hàng nghìn người mỗi năm nhưng bạn không để ý đến.

Bệnh gan mãn tính

Gan chịu tránh nhiệm đảm nhiệm các chức năng cơ thể thiết yếu từ lọc chất độc và chất thải đến giúp cơ thể hấp thu vitamin, dưỡng chất và năng lượng.

Bệnh gan mãn tính —còn được gọi là xơ gan—là tình trạng suy chức năng gan dần dần. Các triệu chứng bao gồm cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn và đầy hơi.

Các virut chẳng hạn virut gây viêm gan, thói quen uống nhiều rượu bia hoặc một số rối loạn hay nhiễm khuẩn đều có thể dẫn tới bệnh gan mãn tính. Béo phì và một số bệnh về máu cũng có thể là nguy cơ.

Nên theo dõi cân nặng, ăn uống lành mạnh, tập thể thao và hạn chế uống rượu bia ở mức một ly mỗi ngày. Đó đều là những cách đã được chứng minh có thể bảo vệ gan khỏi các vấn đề trên.

Bệnh đường hô hấp thấp mãn tính

Bệnh này thường có tên khác mà bạn có thể đã nghe đến: viêm tắc nghẽn phổi mãn tính – COPD.

COPD là một thuật ngữ của số ít các vấn đề liên quan đến phổi, bao gồm khí phế thũng và viêm phế quản. Có 5% người trưởng thành Mỹ được chẩn đoán một trong số các vấn đề về phổi.  

Bạn có thể đoán được yếu tố nguy cơ lớn nhất của COPD: hút thuốc lá. Hút thuốc có thể gây ra hoặc làm trầm trọng tất cả những bệnh COPD. Làm việc ở công trình, các đơn vị xây dựng và một số ngành nghề xây dựng khác cũng là yếu tố nguy cơ chủ yếu đối với COPD.

Triệu chứng phổ biến nhất là hơi thở gấp. Nhưng vì bệnh này tiến triển từ từ, bạn có thể không nhận ra sự thay đổi bất thường nào trong hơi thở. Đó là lý do vì sao bệnh này bị bỏ qua cho đến giai đoạn muộn.

Nếu bạn thấy việc thở khó khăn-đặc biệt những khó khăn đấy bạn vừa mới gặp-cần khám tầm soát để loại trừ khả năng bị COPD. Đó là một xét nghiệm cần thở vào trong một thiết bị trong một vài giây.

Tiểu đường

Tiểu đường thường có nghĩa là chức năng kiểm soát đường huyết trong cơ thể bị suy giảm. Qua thời gian, tình trạng này có thể dẫn đến bệnh tim, tổn hại thần kinh, bệnh thận hoặc các vấn đề sức khỏe khác có thể đến tử vong.

Tiểu đường có hai loại: túyp 1 và tuýp 2. Chỉ 5% người tiểu đường bị tuýp 1, là bệnh tự miễn phá hủy khả năng tạo insulin của cơ thể. Tiểu đường tuýp 2-95% người tiểu đường bị-có nghĩa rằng cơ thể bạn không còn có thể sử dụng isulin mà tuyến tụy tiết ra nữa. Gần 1 trên 4 người có bệnh nhưng không biết.  

Các triệu chứng sớm của tiểu đường bao gồm buồn tiểu liên tục, cảm thấy khát, cực kì mệt mỏi, các vấn đề thị giác và cảm thấy đói mặc dù bạn đã ăn đủ.

Trong khi các chuyên gia nói rằng tiểu đường tuýp 1 hầu như bị gây ra bởi tập hợp các vấn đề về gen và một số yếu tố bẩm sinh, tiểu đường tuýp 2 có thể phòng tránh hoặc giảm bớt bằng việc thay đổi lối sống. Ăn uống điều độ và duy trì cân nặng hợp lý có thể giảm nguy cơ.

Cúm và viêm phổi

Bệnh cúm ám chỉ đến một nhóm các virut có thể gây các bệnh đường hô hấp khác nhau.

Đối với phần lớn những người lớn khỏe mạnh, bị mắc cúm có thể khiến bạn phải nằm giường vài ngày với cơn sốt và lạnh. Nhưng đối với những người có bệnh lý kèm theo – từ bệnh thận hoặc rối loạn máu đến bệnh tim – bệnh cúm có thể gây ra các biến chứng dẫn tới tử vong nhanh chóng.

Bệnh cúm cũng có thể dẫn tới nhiễm khuẩn phổi gọi là viêm phổi, có thể gây chết người nếu hệ miễn dịch bị yếu hoặc bất kì những vấn đề sức khỏe khác nào.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa là tiêm chủng cúm hàng năm. Những người có nguy cơ viêm phổi cao –người ốm và người già-cũng nên thảo luận với bác sĩ về tiêm vắc xin chống cúm một lần.

Nhiễm khuẩn huyết

Bệnh này có xu hướng chỉ ảnh hưởng đến những người đã ốm.

Bệnh nhiễm khuẩn huyết thường bắt đầu bằng nhiễm khuẩn ở một số phần khác trên cơ thể - chẳng hạn phổi, đường tiết niệu, da hoặc thận. Những nhiễm khuẩn đó thậm chí có thể lan tới dòng máu, kích động phản ứng quá mẫn dẫn đến máu đông và suy nội tạng tiềm tàng.

Những người có hệ miễn dịch yếu hoặc các vấn đề sức khỏe đang tồn tại có nhiều nguy cơ nhất. Nhưng nhiễm khuẩn huyết có thể ảnh hưởng đến bất kì ai nếu nhiễm khuẩn không được chữa trị.

Bạn không thể làm gì nhiều để phòng tránh. Nhưng bạn CÓ THỂ phát hiện một số triệu chứng nghiêm trọng chẳng hạn, sốt, lạnh đột ngột, thở gấp và nhịp tim nhanh là tất cả những dấu hiệu sớm của nhiễm khuẩn huyết. Tất nhiên là những triệu chứng đó liên quan đến cúm hoặc cảm thông thường – khó có thể nhận ra nhiễm khuẩn huyết ở giai đoạn sớm.

Những người cao niên hoặc những đã có vấn đề sức khỏe từ trước. Bạn sẽ bị sốt cực kì nhanh chóng. Nếu hệ miễn dịch của bạn yếu hoặc có nguy cơ, hãy đến khám bác sĩ.  .

Ngọc Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Prevention)
Bình luận
Tin mới
Xem thêm