Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 “phương thuốc chữa bệnh” trong căn bếp nhà bạn

Không có gì thay thế được việc gặp bác sĩ khi bạn có một vấn đề về sức khỏe, nhưng có những vấn đề có thể được giải quyết chỉ với những nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp hoặc tủ lạnh nhà bạn. Dưới đây là một số nguyên liệu như vậy.

10 “phương thuốc chữa bệnh” trong căn bếp nhà bạn

Giấm ăn: trong một số trường hợp, giấm có thể ngăn ngừa một vết bỏng nhẹ khỏi phồng rộp. Tuy nhiên với những vết bỏng sâu hoặc nghiêm trọng, bạn chắc chắn phải đến gặp bác sĩ để được chữa trị.

Túi trà: chất tannin và caffeine trong trà có thể giúp giảm sưng đau và viêm. Nếu bạn thức dậy với đôi mắt sưng phồng, hãy lấy một ít trà, cho vào túi mát và áp nó lên mắt. Một túi trà cũng giúp tan cục máu tụ sau khi bạn nhổ răng. Trong mùa hè, hãy chườm một vài túi trà đen lên vết da để làm dịu bớt vết cháy nắng.

Dầu oliu: hãy làm dịu bớt làn da nứt nẻ với dầu oliu. Bổ sung độ ẩm cho tóc khô bằng cách thoa chút dầu oilu trước khi đi ngủ. Bạn cũng có thể làm giảm tình trạng gót chân bị nứt nẻ bằng cách chà gót chân bằng một chút dầu oliu trước khi bạn đi tất.

Quả bơ: vitamin C và E cùng với carotenoid (một chất chống oxi-hóa) trong loại trái cây màu xanh này giúp giảm sưng tấy và viêm, đồng thời còn bổ sung độ ẩm cho da giúp giảm trình trạng khô và ngứa. Nếu bạn đang cần một loại mặt nạ đắp mặt, hãy thử nghiền nát một nửa quả bơ và đắp lên mặt trong khoảng 30 phút.

Trà gừng, trà hoa hồi hoặc trà bạc hà: các loại rau giàu chất xơ như súp lơ trắng, súp lơ xanh hay bắp cải hầu hết đều tốt cho cơ thể bạn nhưng cũng có thể khiến bạn chướng bụng. Để chống lại các tác dụng phụ không mong muốn này, hãy nhâm nhi một chút trà  gừng hoặc trà bạc hà hoặc tự pha trà hoa hồi để giảm chướng bụng.

Đu đủ: nếu trà không giúp được cho cái bụng đang sôi lên của bạn, hãy thử ăn đu đủ cho món tráng miệng. Các enzym papain (một men phân giải protein có trong đu đủ), đã cho thấy có thể đánh bại được chứng chướng bụng và bệnh tiêu hóa bằng cách hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

Hoa oải hương: màu tím nhạt của hoa oải hương đã được chứng minh là giúp giảm lo lắng, trong khi mùi hương của nó  giúp giảm đau nhức cơ và căng thẳng bằng cách giảm co thắt cơ. Xoa bóp bằng kem dưỡng da tay hương oải hương trước khi đi ngủ có thể giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn.

Quả anh đào (cherry): các tính năng chống viêm và chống oxy hóa trong quả anh đào có thể có tác dụng tuyệt vời trong việc chống lại cơn đau của bệnh gout. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng quả anh đào phơi khô có thể giảm nhức mỏi và các cơn đau do việc tập luyện cường độ cao hoặc căng cơ gây ra.

Yến mạch: yến mạch không chỉ thúc đẩy sức khỏe tim mạch, mà còn giúp làm mịn, làm sạch, và tẩy tế bào chết và da sạch mụn. Ngâm yến mạch với nước nóng, để nguội rồi đắp lên da trong vòng vài phút hoặc ngâm trong dung dịch bột yến mạch giúp làm ẩm và dịu da bị kích thích. Đây là cách làm tốt cho các bệnh của da vào mùa hè như cháy nắng, vết muỗi đốt, eczema: yến mạch có lợi ích cả trong và ngoài.

Tỏi: là một chất chống khuẩn tự nhiên, tỏi có thể giúp bạn tránh bị cảm cúm thông thường –hoặc ít nhất là giảm triệu chứng của nó. Thành phần chính của tỏi là allicin, diệt được vi khuẩn và virus. Nếu bạn cảm thấy mình đang xuất hiện những vết bầm và bạn có thể chịu đựng được mùi vị của tỏi, hãy thử ăn sống nó – điều này đã được chứng minh co khả năng chống nhiễm trùng mạnh mẽ.

Hãy để các nguyên vật liệu trong căn bếp nhà bạn làm gấp đôi nhiệm vụ của nó bằng cách giúp chữa lành những kích ứng nhỏ, các vết cắn và sưng. Những nguyên liệu thông thường trong nhà bếp này có thể khắc phục các bệnh thông thường – nhưng hãy nhớ rằng, chúng không đồng nghĩa với việc thay thế được sự chẩn đoán và điều trị của bác sĩ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những gia vị nên bổ sung vào chế độ ăn

Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm