Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 lợi ích của trà sả chanh

Sả chanh là một loại thảo mộc tươi, có mùi thơm của chanh và có hương vị rất đặc biệt. Sả chanh được sử dụng phổ biến trong ẩm thực của người Thái và dùng để xua đuổi côn trùng.

Tinh dầu sả chanh thường được sử dụng trong phương pháp trị liệu bằng hương thơm, để làm thoáng không khí, giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.

Theo y học dân gian, sả chanh cũng được sử dụng để dễ ngủ, giảm đau và tăng cường miễn dịch. Một trong số những cách phổ biến nhất để sử dụng cỏ sả chanh là dùng dưới trạng trà. Dưới đây là những tác dụng của cỏ sả chanh.

Tác dụng chống oxy hóa

Theo một nghiên cứu xuất bản trên  Journal of Agriculture and Food Chemistry, cỏ sả chanh có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Chất oxy hóa có tác dụng sẽ thu nhặt các gốc tự do trong cơ thể (đây chính là các nguyên nhân gây ra rất nhiều các loại bệnh tật). Các loại chất chống oxy hóa đáng chú ý có trong cỏ sả chanh bao gồm acid chlorogenic, isoorientin, và swertiajaponin. Những chất chống oxy hóa này có thể giúp dự phòng các rối loạn tế bào ở bên trong động mạch vành của tim.

Tác dụng chống khuẩn

Cỏ sả chanh có thể giúp điều trị các tình trạng viêm và nhiễm trùng đường miệng nhờ có chứa các chất có tác dụng chống khuẩn. Theo một nghiên cứu in vitro năm 2012 được tiến hành bởi Viện Y học Anh Quốc (NIH), tinh dầu cỏ sả chanh có thể chống lại vi khuẩn Streptococcus mutans – loại vi khuẩn có thể gây sâu răng ở trong miệng. Các nghiên cứu khác cho thấy dầu sả chanh và ion bạc có thể phối hợp với nhau để chống lại nhiều loại vi khuẩn và nấm trong môi trường in vitro.

Khả năng chống viêm

Viêm đóng vai trò rất quan trọng trong rất nhiều tình trạng bệnh lý, bao gồm cả bệnh tim mạch và đột quỵ.. Theo trung tâm y tế  Memorial Sloan Kettering, 2 thành phần chính trong cỏ sả chanh là citral và geranial được cho là có tác dụng chống viêm. Những thành phần này được cho là có thể giúp ích trong việc ngăn chặn sự giải phóng của một số dấu hiệu gây viêm trong cơ thể.

Giảm nguy cơ ung thư

Citral trong cỏ sả chanh được cho là có thể có khả năng chống ung thư và có thể chống lại một vài dòng ung thư cụ thể. Ngoài ra, cũng có rất nhiều thành phần khác trong cỏ sả chanh giúp chống lại bệnh ung thư. Những thành phần này vừa có thể trực tiếp gây ra quá trình chết tế bào, vừa có thể tăng cường hệ miễn dịch, do vậy, giúp cơ thể sẽ có khả năng tự chống lại bệnh ung thư tốt hơn.

Trà từ cỏ sả chanh đôi khi được sử dụng như một biện pháp phụ trợ trong quá trình hóa trị và xạ trị điều trị ung thư. Tuy nhiên, việc sử dụng trà từ cỏ sả chanh chỉ nên thực hiện dưới sự theo dõi của bác sỹ chuyên khoa ung thư.

Tác dụng lợi tiểu

Trong y học dân gian, sả chanh là một loại thảo mộc có tác dụng lợi tiểu, cũng tức là sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, làm tăng sự đào thải nước và muối khoáng của cơ thể. Các thuốc, thảo mộc lợi tiểu thường được kê nếu bạn bị suy tim, suy gan hoặc phù.

Một nghiên cứu năm 2001 đã lượng giá hiệu quả của trà sả chanh trên chuột và đã cho thấy trà sả chanh có tác dụng tương tự như trà xanh và không gây tổn thương các cơ quan cũng như không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Trong nghiên cứu này, chuột được sử dụng trà sả chanh trong vòng 6 tuần.

Giảm huyết áp tâm thu

Trong một nghiên cứu quan sát năm 2012, 72 nam giới tình nguyện đã được cho sử dụng trà sả chanh hoặc trà xanh. Những người uống trà sả chanh cho thấy có dấu hiệu giảm nhẹ huyết áp tâm thu và tăng nhẹ huyết áp tâm trương và có nhịp tim thấp hơn đáng kể.

Mặc dù những kết quả này khá thú vị với những người bị tăng huyết áp, nhưng các tác giả nghiên cứu lưu ý rằng, nam giới với các vấn đề về tim mạch nên dùng cỏ sả chanh với liều vừa phải, để tránh bị hạ nhịp tim tới mức nguy hiểm hoặc tăng huyết áp tâm trương tới mức nguy hiểm.

Điều hòa cholesterol máu

Tăng cholesterol có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Journal of Advanced Pharmaceutical Technology & Research chỉ ra rằng, chiết xuất từ dầu xả chanh có thể giúp làm giảm lượng cholesterol ở động vật. Mức độ giảm cholesterol sẽ phụ thuộc vào liều sả chanh sử dụng. Năm 2011, một nghiên cứu khác trên chuột đã xác nhận mức độ an toàn của việc sử dụng tinh dầu sả chanh liều 100mg trong thời gian dài. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác nhận xem liệu trà sả chanh có tác dụng tương tự như dầu sả chanh hay không.

Giảm cân

Trà sả chanh được sử dụng như một loại trà thanh lọc cơ thể để kích hoạt quá trình trao đổi chất và giúp bạn giảm cân. Tuy vậy, chưa có bằng chứng khoa học về tác dụng giảm cân của sả chanh. Nhưng vì sả chanh có tác dụng lợi tiểu một cách tự nhiên, nên nếu bạn uống một lượng đủ, bạn có thể sẽ giảm cân một chút, do mất nước tiểu.

Nhìn chung, thay thế các loại nước ngọt và các loại đồ uống có đường khác trong chế độ ăn bằng các loại trà thảo mộc, ví dụ như trà sả chanh có thể giúp bạn đạt được mục tiêu giảm cân. Tuy nhiên, bạn không nên chỉ uống trà sả chanh hoàn toàn. Việc này sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các phản ứng phụ.

Giảm triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt

Trà sả chanh được sử dụng như một biện pháp tự nhiên để điều trị đau bụng kinh, chướng bụng và bốc hỏa. Chưa có bằng chứng khoa học cụ thể về cỏ sả chanh và hội chứng tiền kinh nguyệt, nhưng, về lý thuyết, các thành phần chống viêm và làm dịu có trong cỏ sả chanh có thể giúp ích rất nhiều cho hội chứng tiền kinh nguyệt. Ngoài ra, theo một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Journal of Advanced Pharmaceutical Technology & Research, dầu sả canh có thể giúp ích trong việc làm mát cơ thể.

Nguy cơ và các phản ứng phụ có thể xảy ra

Sả chanh thường được cho là an toàn nếu sử dụng với liều vừa đủ để pha trà. Các phản ứng phụ có thể xảy ra bao gồm:

  • Chóng mặt
  • Tăng cảm giác đói
  • Khô miệng
  • Tăng tiểu tiện
  • Mệt mỏi

Một số người có thể sẽ dị ứng với cỏ sả chanh. Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng dị ứng, hãy đi cấp cứu ngay:

  • Mẩn đỏ
  • Ngứa
  • Khó thở
  • Tim đập nhanh

Bạn cũng không nên uống trà sả chanh nếu bạn:

  • Đang mang thai
  • Đang sử dụng thuốc lợi tiểu theo đơn của bác sỹ
  • Tim đập chậm
  • Có lượng kali trong cơ thể thấp.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Tác dụng giảm cân của nước chanh

Ths. Lưu Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm