Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 cách để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ

Thói quen ăn uống cũng giống như những thói quen khác , không những có thể dạy cho trẻ mà còn có thể thay đổi được.

Để hình thành cho con bạn thói quen ăn uống lành mạnh trong suốt cuộc đời hãy thử 10 cách dưới đây

Bắt đầu sớm

Những thói quen ăn uống của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể kéo dài đến hết cuộc đời – theo cả cách tốt và cách xấu. Trẻ nhỏ mà bố mẹ bắt chúng phải uống hết một chai sữa có thể mất khả năng lắng nghe cảm giác đói (đó là một trong những lí do mà nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp phòng chống béo phì). Trẻ nhỏ thường ăn nhiều rau quả sẽ nghĩ đó là việc bình thường, là những thức ăn ngon – trái ngược với những thức ăn mà chúng bị ép phải ăn.

Cho trẻ ăn những thức ăn lành mạnh

Nghe có vẻ hiển nhiên nhưng có rất nhiều gia đình không thường xuyên sử dụng rau, quả và các loại thực phẩm lành mạnh khác hoặc nếu họ có sử dụng, họ sẽ không đưa rau quả và trái cây vào chế độ ăn của trẻ (bởi vì trẻ thường không thích chúng). Việc có rau xanh và giữ chúng trên đĩa là rất quan trọng và trẻ nhất định phải ăn ít nhất một hoặc hai miếng. Có thể sẽ mất khá lâu để trẻ nhận ra rằng súp lơ xanh không xấu như nó nghĩ.

Đừng chế biến các món ăn một cách vội vàng

Nhiều bậc cha mẹ nấu một bữa ăn cho trẻ sau đó lại nấu thêm một bữa khác (một số người lại nấu từng bữa ăn riêng cho mỗi đứa con của họ hoặc làm những bữa ăn thêm nếu như bữa trước chúng không chịu ăn). Nếu như bạn làm thế thì sẽ không khuyến khích trẻ thử ăn những món ăn mới.

Lên lịch và theo dõi lịch trình đó

Khi con bạn bắt đầu ăn cơm (khoảng cuối năm đầu tiên), hãy lên lịch cho 3 bữa ăn chính và 2 bữa ăn phụ mỗi ngày (1 bữa phụ giữa bữa sáng và bữa trưa, bữa còn lại giữa bữa trưa và bữa tối). Nếu con bạn không ăn những gì mà bạn nấu trong vòng 20 phút, hãy mang thức ăn đó đi, và không cho trẻ ăn cho đến bữa chính hoặc bữa phụ tiếp theo. Sau một thời gian, con bạn sẽ nhận ra nếu chúng không ăn, chúng sẽ bị đói.

Hạn chế ăn vặt

Ngoài những đồ ăn vặt được phép thì trẻ không nên kiếm đồ ăn vặt nào khác trong tủ hay tủ lạnh. Nếu chúng làm thế, chúng sẽ không còn cảm thấy thèm ăn trong bữa chính.

Cẩn thận với các loại đồ uống

Kể cả một cốc nước hoa quả cũng có thể làm giảm cảm giác thèm ăn của trẻ. Nếu chúng khát nước, hãy cho chúng uống nước lọc.

Xem xét những thực phẩm bạn mua

Nếu không có thức ăn vặt trong nhà thì sẽ rất khó để có thể ăn chúng. Nước giải khát và kẹo cũng như vậy. Hãy dự trữ thực phẩm trong nhà bằng những đồ lành mạnh.

Làm gương

Trẻ thường để ý nhiều hơn đến những gì chúng ta làm hơn là những gì chúng ta nói. Nếu như bạn không ăn những thực phẩm lành mạnh, vậy thì tại sao chúng lại phải ăn?

Bữa ăn tối cùng gia đình

Cách tốt nhất không chỉ là làm gương và đảm bảo chắc rằng những gì trẻ ăn là tốt cho chúng, mà bữa ăn tối cùng gia đình cũng tốt cho mối quan hệ gia đình, cho sự phát triển của đứa trẻ và có thể giữ cho trẻ không gặp rắc rối

Đi chợ và nấu ăn cùng nhau

Nếu bạn có thể thì hãy cùng sản xuất thức ăn với trẻ (ví dụ cùng trẻ trồng rau, nuôi gà lấy trứng). Hãy để cho thói quen ăn uống lành mạnh trở thành một niềm vui, hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn với trẻ.

Mỗi trẻ và mỗi gia đình là khác nhau. Hãy đảm bảo rằng bạn đã nói với bác sĩ của bạn nếu như con của bạn có bất kì vấn đề sức khỏe nào hoặc nếu như bạn đã cố gắng hết sức mà những bữa ăn của trẻ vẫn hầu hết là gà viên và khoai tây chiên.

Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Béo phì ở trẻ em

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm